Kỹ Thuật Xây Dựng Công Trình Bậc Cao Đẳng
Giới Thiệu Chương Trình Đào Tạo Kỹ Thuật Xây Dựng Công Trình
Ngành kỹ thuật xây dựng công trình bậc cao đẳng là một ngành thuộc khoa xây dựng của đại học xây dựng miền trung. Chương trình đào tạo các kỹ thuật viên trình độ cao đẳng ngành công nghệ kỹ thuật xây dựng có phẩm chất chính trị, có đạo đức tư cách, có sức khỏe, có kiến thức và kỹ năng chuyên môn tương ứng để đáp ứng được các yêu cầu nhân lực cho ngành xây dựng. Sinh viên qua đào tạo phải đạt được các yêu cầu như: Có kiến thức chuyên môn cơ bản về công nghệ xây dựng, có kỹ năng nghề nghiệp thành thạo. Có khả năng vận dụng những kiến thức nghề nghiệp đã được đào tạo để triển khai thiết kế quy trình công nghệ, tổ chức chỉ đạo thi công các công trình xây dựng. Có khả năng giải quyết các vấn đề công nghệ (trong phạm vi cho phép theo quy định) do yêu cầu sản xuất đặt ra. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc tại các doanh nghiệp xây dựng, công ty tư vấn xây dựng, các cơ quan quản lý xây dựng và các cơ sở đào tạo công nhân nghề xây dựng.
Đối Tượng Tham Gia
Theo quy định tuyển sinh của trường.
Thời Lượng
3 năm
Nội Dung Chương Trình Đào Tạo Kỹ Thuật Xây Dựng Công Trình
- Kiến thức giáo dục đại cương.
- Kiến thức cơ sở ngành.
+ Hình họa-Vẽ kỹ thuật.
+ Autocad.
+ Cơ học công trình.
+ Vật liệu xây dựng.
+ Địa kỹ thuật.
+ Trắc địa.
- Kiến thức ngành.
+ Cấu tạo kiến trúc.
+ Điện kỹ thuật.
+ Kết cấu bê tông cốt thép.
+ Kết cấu thép.
+ Cấp thoát nước.
+ Thí nghiệm và kiểm định công trình.
+ Thí nghiệm vật liệu xây dựng.
+ Thí nghiệm địa kỹ thuật.
24 Nguyễn Du, Quận Tuy Hòa, Phú Yên
Người liên hệ: Phòng quản lý đào tạo
Điện thoại: (057)3823371
Website: http://www.cuc.edu.vn - Email: vodaihong@cuc.edu.vn
Sau 25 năm xây dựng và trưởng thành, để khẳng định sự phát triển mạnh mẽ và toàn diện của nhà trường, bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo đã có quyết định số 3069/QĐ-BGD-ĐT ngày 21/5/2001 về thành lập Trường Cao Đẳng Xây Dựng Số 3 trên cơ sở Trường Trung Học Xây Dựng số 6. Để tiếp tục phát triển nhà trường trong giai đoạn mới, lãnh đạo nhà trường đã đề ra các mục tiêu và giải pháp quan trọng đó là: Xây dựng nhà trường phát triển một cách toàn diện để sớm trở thành trường đại học vào năm 2010. Tích cực tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên đủ về số lượng, từng bước nâng cao về chất lượng.
- » Xem thêm
- Đổi mới phương pháp đào tạo, gắn đào tạo với thực tế sản sản xuất, mở rộng quy mô phát triển ngành nghề đào tạo đi đôi với việc đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng đào tạo. Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, từng bước hiện đại hóa trang thiết bị dạy học. Phát triển nguồn lực về tài chính để đầu tư cho công tác đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.
Thực hiện thành công các mục tiêu và giải pháp nêu trên, nhà trường đã phát triển từng bước vững chắc, khẳng định được vai trò quan trọng của nhà trường trong đào tạo nguồn nhân lực ngành xây dựng cho các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Quá trình xây dựng và trưởng thành nhà trường đã hội đủ các tiêu chí, tiêu chuẩn của một trường đại học chuyên ngành. Để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực ở bậc đại học ngành xây dựng cho khu vực miền trung và tây nguyên, ngày 28/7/2011 thủ tướng chính phủ có quyết định số 1279/QĐ-TTg về việc thành lập Đại Học Xây Dựng Miền Trung trên cơ sở nâng cấp Trường Cao Đẳng Xây Dựng Số 3 thuộc bộ xây dựng. Sau hơn ba mươi lăm năm thành lập nhà trường đã trực tiếp đào tạo được hàng chục ngàn cán bộ kỹ thuật và công nhân kỹ thuật, đã và đang phối hợp với Trường Đại Học Kiến Trúc Hà Nội, Trường Đại Học Xây Dựng Hà Nội, Trường Đại Học Kiến Trúc TP. Hồ Chí Minh, Trường Đại Học Nha Trang đào tạo hàng ngàn kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng, kỹ sư cấp thoát nước, đô thị, cầu đường, cử nhân kế toán. Hơn 95% học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp đã được tuyển dụng vào làm việc trong các cơ quan, doanh nghiệp trên mọi miền đất nước, nhiều người hiện là cán bộ chủ chốt của ngành xây dựng, cán bộ chủ chốt của các tỉnh miền trung và tây Nguyên, thương hiệu về đào tạo của nhà trường được xã hội chấp nhận.
- Đổi mới phương pháp đào tạo, gắn đào tạo với thực tế sản sản xuất, mở rộng quy mô phát triển ngành nghề đào tạo đi đôi với việc đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng đào tạo. Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, từng bước hiện đại hóa trang thiết bị dạy học. Phát triển nguồn lực về tài chính để đầu tư cho công tác đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.
Ngày khai giảng
- Liên hệ
Địa điểm học
Ngành nghề đào tạo
Chủ đề
Lượt xem
- 636