Quản Lý Tài Nguyên Rừng Và Môi Trường
Giới Thiệu Chương Trình Đào Tạo Quản Lý Tài Nguyên Rừng Và Môi Trường
Đào tạo người kỹ sư Quản lý tài nguyên rừng và môi trường nắm được kiến thức chuyên môn của các bộ môn: Tổ chức và quản lý các loại rừng; Giám sát và đánh giá tác động môi trường; Phòng chống cháy rừng; Quy hoạch lâm nghiệp và điều chế rừng; Khai thác và vận chuyển lâm sản; Pháp luật về môi trường và lâm nghiệp... Đồng thời có phẩm chất chính trị, đạo đức, ý thức phục vụ nhân dân tốt; có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp trong lĩnh vực quản lý tài nguyên rừng và môi trường, có khả năng làm việc độc lập tại các cơ sở sản xuất, nghiên cứu, đào tạo và các cơ quan có liên quan đến quản lý và phát triển lâm nghiệp; có sức khỏe tốt, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đối Tượng Tham Gia
Theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Thời Lượng
4 năm
Nội Dung Chương Trình Đào Tạo Quản Lý Tài Nguyên Rừng Và Môi Trường
- Kiến thức giáo dục đại cương
+ Các môn Lý luận chính trị
+ Toán, tin học, khoa học tự nhiên, sinh thái và môi trường
+ Khoa học xã hội và nhân văn
+ Ngoại ngữ
+ Giáo dục thể chất
+ Giáo dục quốc phòng
- Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp
+ Kiến thức cơ sở ngành và liên ngành: Sinh lý thực vật; Thổ nhưỡng đại cương; Khí tượng thủy văn rừng; Vi sinh vật đại cương; Sinh thái rừng; Cây rừng...
+ Kiến thức ngành: Động vật rừng; Kỹ thuật lâm sinh; Côn trùng rừng; Bệnh cây rừng; Điều tra rừng và sản lượng sản rừng 2...
- Thực tập nghề nghiệp
- Khoá luận tốt nghiệp hoặc các học phần thay thế
Quản lý tài nguyên rừng, Quản lý môi trường, Quy hoạch cảnh quan sinh thái, Lâm nghiệp cộng đồng
102 Phùng Hưng, Thuận Thành, Quận Huế, Huế
Người liên hệ: Phòng quản lý đào tạo
Điện thoại: 0543522535 - 0543525049
Website: http://www.huaf.edu.vn - Email: admin@huaf.edu.vn
Từ 04/04/1994, Trường Đại học Nông nghiệp 2 Huế trở thành thành viên của Đại học Huế theo Nghị định số 30/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ và đổi tên thành Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Huế (ĐHNLH).
Trong công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hoá đất nước, ngành giáo dục - đào tạo đang đứng trước nhiều khó khăn và thách thức. Nhiệm vụ trước mắt của các trường đại học là phải đào tạo được đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất chính trị, tư cách đạo đức; có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội. Đối với các trường đại học khối nông nghiệp những thách thức lại càng lớn hơn, bởi đây là những nơi đào tạo con người trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp - nông thôn của hơn 70% dân số cả nước. Điều này đã được khẳng định trong các văn kiện Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam từ khóa IV đến khóa XI cũng như trong các chính sách 25 đổi mới của Nhà nước.
Trải qua 44 năm xây dựng và trưởng thành Đại học Nông lâm Huế đã đào tạo hơn 17.
- » Xem thêm
- 000 kỹ sư; 500 thạc sĩ kỹ thuật các ngành Nông - Lâm – Ngư nghiệp và Cơ khí – Công nghệ; Các cán bộ của Trường đào tạo ra đã đáp ứng có hiệu quả sự nghiệp phát triển của đất nước đặc biệt góp phần từng bước thực hiện thắng lợi nghị quyết “Tam nông”, đóng góp đáng kể vào sự thành công sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, đặc biệt là các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên.
Trong những năm sắp tới để đáp ứng yêu cầu về phát triển của đất nước trong xu thế hội nhập, đảm bảo vấn đề an ninh lương thực và và an toàn thực phẩm, vấn đề công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông thôn đòi hỏi công tác đào tạo đội ngũ phải có những bước nhảy vọt về chất. Phải tạo được những chuyển đổi hợp lý về ngành nghề, về chất lượng đội ngũ về cơ sở vật chất đáp ứng kịp thời sự thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế thị trường về lao động có trình độ cao. Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Huế phải khẳng định vai trò hàng đầu ở miền Trung về đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp - nông thôn; góp phần xây dựng Đại học Huế ngày càng lớn mạnh.
- 000 kỹ sư; 500 thạc sĩ kỹ thuật các ngành Nông - Lâm – Ngư nghiệp và Cơ khí – Công nghệ; Các cán bộ của Trường đào tạo ra đã đáp ứng có hiệu quả sự nghiệp phát triển của đất nước đặc biệt góp phần từng bước thực hiện thắng lợi nghị quyết “Tam nông”, đóng góp đáng kể vào sự thành công sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, đặc biệt là các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên.
Ngày khai giảng
- Liên hệ
Địa điểm học
Ngành nghề đào tạo
Chủ đề
Lượt xem
- 552