Cử Nhân Thông Tin Học
Giới Thiệu Chương Trình Đào Tạo NgànhThông Tin Học
Chương trình giáo dục Đại học trình độ Đại học ngành Thông tin học nhằm đào tạo nhân lực thông tin có trình độ lý luận và năng lực thực hiện, tổ chức các hoạt động nghiệp vụ trong thư viện và cơ quan thông tin. Sau khi tốt nghiệp, cử nhân ngành Thông tin phải đạt được các yêu cầu sau:
- Kiến thức:
+ Nắm vững kiến thức về nghiệp vụ thông tin học, quản trị thông tin và các ngành khoa học liên quan.
- Kỹ năng:
+ Có kỹ năng thực hành thành thạo các hoạt động nghiệp vụ thông tin và quản trị thông tin: Thu thập và nắm vững các nguồn thông tin, xử lý và tổ chức thông tin, nắm vững kỹ năng và các công cụ tra cứu: cơ sở dữ liệu, ngân hàng dữ liệu,…Tiếp nhận và phân tích yêu cầu tin, đánh giá thông tin, biên tập, trình bày thông tin cho người sử dụng, tổ chức các dịch vụ cung cấp và tư vấn thông tin, Ứng dụng công nghệ mới, tự động hoá quản lí thông tin – thư viện, đào tạo, tập huấn, hướng dẫn người dùng tin.
+ Có kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp nói và viết và kỹ năng học tập suốt đời.
+ Thành thạo tin học văn phòng, thành thạo máy tính, đặc biệt là các phần mềm thư viện điện tử
+ Sử dụng tốt tiếng Anh ở trình độ C
- Vị trí, khả năng công tác: Là chuyên gia tìm kiếm và phân tích thông tin, có thể trực tiếp tham gia giới thiệu, tư vấn và triển khai cài đặt tới khách hàng các sản phẩm phần mềm quản trị thông tin – thư viện.
- Sau khi tốt nghiệp cử nhân Thông tin học có thể làm việc ở: Trung tâm thông tin các Bộ, Ngành, thư viện các Đại sứ quán, các tổ chức quốc tế, các Viện nghiên cứu, trường Đại học, phòng thông tin các ngân hàng (Trung tâm Thông tin Đại sứ quán Hoa Kì, Trung tâm Thông tin Ngân hàng thế giới tại Việt Nam, Thư viện trường Đại học RMIT…), các cơ quan thông tin – thư viện khác (Thư viện Quốc gia, Thư viện tỉnh/thành phố…), các công ty, doanh nghiệp trong lĩnh vực ứng dụng tin học, phần mềm, phòng tin học, phòng mạng máy tính, phòng xây dựng cơ sở dữ liệu tại các cơ quan thông tin – thư viện
- Khả năng học tập, nâng cao trình độ: Học thạc sỹ, tiến sỹ trong và ngoài nước, tham gia nghiên cứu khoa học về thông tin học và quản trị thông tin
Đối Tượng Tham Gia
Theo quy định tuyển sinh của trường Đại Học Văn Hóa Hà Nội
Thời Lượng
Theo quy định của ngành Thông Tin Học
Nội Dung Chương Trình Đào Tạo NgànhThông Tin Học
- Thực hành thành thạo các hoạt động nghiệp vụ thông tin và quản trị thông tin: Thu thập và nắm vững các nguồn thông tin, xử lý và tổ chức thông tin, nắm vững kỹ năng và các công cụ tra cứu: cơ sở dữ liệu, ngân hàng dữ liệu,…Tiếp nhận và phân tích yêu cầu tin, đánh giá thông tin, biên tập, trình bày thông tin cho người sử dụng, tổ chức các dịch vụ cung cấp và tư vấn thông tin, Ứng dụng công nghệ mới, tự động hoá quản lí thông tin – thư viện, đào tạo, tập huấn, hướng dẫn người dùng tin.
- Kiến thức về nghiệp vụ thông tin học, quản trị thông tin và các ngành khoa học liên quan
Ngành thông tin học, Đào tạo ngành thông tin học, Cử nhân thông tin học, Đào tạo cử nhân thông tin học
418 Đường La Thành, Quận Đống Đa, Hà Nội
Người liên hệ: Đại Học Văn Hóa Hà Nội
Điện thoại: (84-4)38511971
Website: http://huc.edu.vn - Email: daihocvanhoahanoi@huc.edu.vn
Trường mang tên “Trường Cán bộ văn hoá”. Nhiệm vụ của trường khi đó là bồi dưỡng kiến thức, chính trị và nghiệp vụ cho cán bộ văn hoá. Giai đoạn 2 - Từ tháng 8/1960 đến 1977 Trường được đổi tên thành trường “Lý luận nghiệp vụ văn hoá” theo quyết định số 127/VHQĐ của Bộ Văn hoá. Giai đoạn 3 - Từ 5/9/1977 đến 1982 Trường được nâng cấp thành trường Cao đẳng nghiệp vụ văn hoá theo quyết định số 246/CP của Thủ tướng Chính phủ với chức năng đào tạo cao đẳng các ngành nghiệp vụ văn hoá. Giai đoạn 4 - Từ 4/9/1982 đến nay Trường một lần nữa được nâng cấp thành trường Đại Học Văn Hóa Hà Nội theo quyết định số 228/TC-QĐ của Thủ tướng Chính phủ. Chức năng của trường là đào tạo các cán bộ thư viện, cán bộ bảo tồn bảo tàng, phát hành sách, văn hoá du lịch và những người tổ chức hoạt động văn hoá. Chức năng của trường cũng như các trường đại học khác, Đại học Văn hóa Hà Nội thực hiện hai chức năng chính: Đào tạo và nghiên cứu khoa học. Chuyên ngành đào tạo: Ngành Bảo tàng, Ngành Phát hành Xuất bản phẩm, Ngành Văn hoá Dân tộc, Ngành Quản lý Văn hoá, Ngành Văn hoá Du lịch, Ngành Thư viện - Thông tin, Ngành Văn hoá học, Ngành sáng tác và lý luận, phê bình văn học. Hướng phát triển của trường những năm tới: Tiếp tục giữ vững mô hình đào tạo kết hợp nghiên cứu khoa học, từng bước mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và nghiên cứu khoa học, phấn đấu trở thành một trong những trung tâm nghiên cứu lớn về văn hoá nói chung, về khoa học quản lý và nghiệp vụ văn hoá nói riêng của cả nước.
Ngày khai giảng
- Liên hệ
Địa điểm học
Ngành nghề đào tạo
Chủ đề
Lượt xem
- 15230