Kì thi tuyển sinh Đại học – Cao đẳng là 1 kì thi chung do Bộ Giáo Dục và Đào Tạo tổ chức hằng năm, diễn ra sau kì thi Tốt nghiệp THPT khoảng 1 tháng. Mục tiêu của kì thi này chính là lấy đầu vào cho các trường Đại học – Cao đẳng ở Việt Nam. Được chia thành nhiều khối thi bao gồm khối cơ bản và khối năng khiếu, nhưng phổ biến các bạn thí sinh chọn là khối A (Toán, Vật Lí, Hóa) hoặc là khối D1 (Toán, Ngữ Văn, Anh) vì vậy 2 khối này có số lượng thí sinh cao vượt trội. Vậy làm sao để các thí sinh vượt qua kì thi này 1 cách dễ dàng và đạt điểm số cao, mời các bạn hãy tham khảo bí quyết sau đây:
Ôn thi môn Toán:
Thật sự mà nói, không phải luyện thi Toán cấp tốc trong 1- 2 tháng là hiệu quả, mà các bạn phải lên kế hoạch ôn luyện cho mình từ khi bước vào lớp 12. Bao gồm kiến thức cơ bản lẫn nâng cao. Những kiến thức cũ chưa nắm rõ hay xem lại sách giáo khoa của lớp 10 và 11. Nếu chưa hiểu thấu đáo, đừng ngại ngần hãy trao đổi với các bạn cùng lớp hoặc thầy cô bộ môn để nhận được sự giúp đỡ.Luyện thi đại học môn Toán
Hãy rèn luyện kỹ năng giải toán mỗi ngày, giải nhiều bài tập để lấy kinh nghiệp. Ở mỗi bài tập cần phải xác định được dạng của nó cũng như phương pháp giải chính xác và nhanh chóng. Vì điều đó sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian.
Khi đi thi hãy chuẩn bị cho mình 1 tâm lí thoải mái, bình tĩnh, tự tin, hãy đọc kĩ đề bài để biết được những bài khó và dễ. Hãy chọn làm bài dễ trước, cần thận trọng trong các bước tính toán. Để biết chắc mình đạt được điểm của bài đó.
Ôn thi môn Ngữ Văn
Đừng suy nghĩ rằng môn Văn thiên về năng khiếu nhé, thật sự điều đó không hoàn toàn đúng, đó chỉ là 1 lợi thế, nhưng quan trọng hơn cả đó chính là phải có kiến thức, có phương pháp ôn tập và kỹ năng làm bài nữa nhé.
Hãy dành thời gian để soạn lại những thức trọng tâm cần phải nắm rõ và học thuộc lòng chúng. Nhưng không phải học như vẹt mà hãy học 1 cách có hệ thống, phân loại, so sánh. Đây là cách giúp cho bạn nhớ được nhiều tác phẩm khác nhau. Mặc dù tốn thời gian soạn thảo, nhưng lại giúp bạn thuộc được 30% kiến thức rồi đó. Hãy rèn luyện cho mình thêm kỹ năng viết văn nữa nhé, hãy làm lại những đề thi văn trước đây nhờ giáo viên góp ý để nâng cao kỹ năng làm bài thi cho mình cũng như bổ sung các thiếu sót. Hãy tập làm cách mở bài chung cho tất cả các tác phầm vì khi vào phòng thi áp lực về thời gian sẽ làm cho ý tưởng viết văn của bạn bị hẹp lại. Hãy làm tốt phần mở bài để có 1 ý tưởng mới cho phần thân bài và kết luận, bên cạnh đó bạn cũng tiết kiện được thời gian nữa đó.Cũng giống như môn Toán, bạn hãy chuẩn bị cho mình 1 tinh thần thoải mái khi đi thi, để cho những lời văn của bạn bay bổng lúc đó mới viết được văn hay.
Ôn thi môn Tiếng Anh
Quyết tâm ôn luyện thi vào đại học
Trong các môn khối D, thì có lẽ Tiếng Anh sẽ là môn “dễ nuốt” hơn có lẽ do hình thức thi là thi trắc nghiệm nên các thí sinh cũng ko cần phải ôn luyện quá vất vả. Ưu điểm của môn Tiếng Anh là bạn không cần phải ra trung tâm để ôn luyện mà có thể tự ôn ở nhà. Hãy tự ôn tập từ đầu năm học lớp 12 chứ không phải 1 – 2 tháng gần ngày thi. Hãy ôn tập phần lý thuyết và làm những đề thi Đại học trước đây. Đề thi Tiếng Anh là những câu trắc nghiệm nên hãy tập cho mình kỹ thuật làm bài thi trắc nghiệm, phương pháp loại trừ câu sai nữa nhé. Cũng giống như 2 môn trên, trước khi thi một ngày bạn nên nghỉ ngơi, ngủ và ăn uống thoải mái. Tinh thần sẽ sảng khoái và khỏe khoắn và làm bài thi chắc chắn sẽ hiệu quả..
Tuyết Phùng
Top Khóa Học Giáo dục
- Cao học kinh tế 16
- Cao học quốc tế 19
- Đại học quốc tế 28
- EMBA quốc tế 4
- Luyện thi ĐH khối A 9
- Luyện thi ĐHCĐ 11
- Mầm non quốc tế 15
- MBA quốc tế 37
- Mini MBA 13
- Thạc sĩ QTKD quốc tế 27
- Thạc sĩ - Tiến sĩ CNTT 7
- Thạc sĩ - Tiến sĩ kỹ thuật 20
- Thạc sĩ - Tiến sĩ quản lý 22
- Thạc sĩ - Tiến sĩ quốc tế 35
- Tiểu học quốc tế 12
- Tiểu học tư thục 6
- Bí quyết chuẩn bị tốt khi học MBA
- Công thức và kinh nghiệm làm bài thi môn Hóa
- Giúp bé học đếm
- Bước đầu dạy vẽ cho bé yêu
- 7 Chuyên đề ôn thi Đại học – Cao đẳng môn Vật lý
- Kỹ năng giúp làm bài thi Đại học đạt điểm cao
- Chuẩn bị gì cho trẻ khi bước vào lớp 1
- Những thắc mắc khi học MBA (Thạc sĩ quản trị kinh doanh)
- EMBA là gì và tại sao lại chọn EMBA (Executive MBA)?