Bạn Là BA Chuyên Nghiệp ?

 
18/08/2015 14:04

(KỲ 2) – Những con đường dẫn tới nghề BA?

Khi nói đến chuyên viên phân tích nghiệp vụ (Business Analyst – BA) nhiều người nghĩ chỉ dành cho lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT), nhưng trên thực tế, BA cần thiết cho mọi doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực chứ không chỉ dành riêng cho CNTT. Và, để đến với nghề BA có rất nhiều con đường.

Định hướng cho BA chuyên nghiệp 

Con đường trực tiếp – đây là con đường giúp các bạn trẻ có định hướng chọn nghề BA làm sự nghiệp của mình có cơ hội trau dồi kiến thức và kỹ năng: đó là học ngành hệ thống thông tin quản lý (Management Information System – MIS) ở một số trường đại học có đào tạo chuyên ngành này. Đây là ngành học có kiến thức tổng hợp cả hai lĩnh vực: quản lý kinh tế và hệ thống thông tin dựa trên nền tảng của công nghệ thông tin. Những người tốt nghiệp ngành này có nhiều cơ hội được trực tiếp làm BA.

Con đường gián tiếp – đây là con đường mà bất kỳ ai đang làm công việc như nhân viên kế toán, chuyên viên tài chính – ngân hàng, nhân viên bảo hiểm, chuyên viên kiểm thử phần mềm (Tester/Quality Control), lập trình viên (Developer),... nếu có đam mê về BA thì đều có thể chọn ngã rẽ cho con đường sự nghiệp của mình - trở thành một BA nếu họ chịu khó bổ sung thêm những mảng kiến thức còn thiếu của mình.

Và khi đi trên con đường đến với nghề BA, nhiều người tự hỏi liệu một BA bắt buộc phải có nền tảng về CNTT không? Câu trả lời ở đây là CNTT cần cho người BA nhưng không bắt buộc phải có. 

Bởi, BA không phải là người giỏi CNTT nhưng phải là người hiểu đúng yêu cầu khách hàng ở nhiều lĩnh vực khác nhau và đề ra những giải pháp phù hợp với tình trạng của doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo việc truyền tải thông tin từ khách hàng đến bộ phận kỹ thuật một cách chính xác. Chính vì thế mà, việc một BA biết quá nhiều về kỹ thuật sẽ hạn chế trong việc nắm bắt vấn đề của doanh nghiệp và đề ra luôn những giải pháp cho khách hàng mà không thông qua đội lập trình. Trong khi đó, đội lập trình là người nhận yêu cầu của khách hàng thông qua BA và đề ra những giải pháp công nghệ cho khách hàng chứ không phải nhận giải pháp từ BA.

Tuy nhiên, một BA nếu không có kiến thức về CNTT thì rất khó khăn trong việc viết tài liệu và “thông dịch” thông tin của khách hàng đến bộ phận kỹ thuật. Nếu như BA không làm được việc "thông dịch" thì vị trí của BA hoàn toàn không còn ý nghĩa trong dự án.

Chính vì thế, một BA dù là xuất phát điểm từ kinh tế hay CNTT đều phải bổ sung những kiến thức “phần cứng” để hoàn thiện mình.
Bên cạnh những kiến thức “phần cứng”, BA cũng phải bổ sung những kỹ năng mềm then chốt cho công việc như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phân tích, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tự quản lý,…

Để trở thành một BA chuyên nghiệp cần trang bị những gì?

  • Trước hết, phải tiếp cận với tài liệu quốc tế - cuốn BABOK do tổ chức IIBA phát hành, đây là kim chỉ nam dẫn đường vào thế giới BA. Cuốn sách hội tụ đủ những kiến thức về BA giúp ứng dụng kiến thức vào công việc hàng ngày.
  • Tiếp đến, hãy chọn một khóa học chuyên về BA để tiếp cận sâu hơn với nghề BA. Tùy vào điều kiện của mỗi người, có thể chọn tham gia một khóa học online hoặc offline. Lợi thế ở khóa học offline là học viên được tiếp xúc trực tiếp với giảng viên, có cơ hội được giải đáp những thắc mắc một cách tận tình và được chia sẻ những kinh nghiệm quý báu từ giảng viên.

Hiện, BAC – đối tác của tổ chức IIBA tại Việt Nam, đơn vị đào tạo BA đạt chuẩn quốc tế đầu tiên và đang là duy nhất tại Việt Nam, có những khóa đào tào về BA từ cơ bản đến nâng cao, với đội ngũ giảng viên là những BA cấp cao giàu kinh nghiệm chắc chắn sẽ giúp những ai có đam mê về BA thực hiện ước mơ nghề nghiệp của mình.

Với mong muốn mang đến cho học viên một cái nhìn tổng quan về nghề BA và có định hướng rõ ràng về nghề nghiệp của mình, BAC tổ chức khóa học “Bạn là BA chuyên nghiệp?”. Với thời lượng 6 giờ chia làm 2 buổi và nội dung súc tích cô đọng, khóa học sẽ giúp học viên nhìn nhận bản thân có thực sự phù hợp để dấn thân vào con đường trở thành một BA chuyên nghiệp và đồng thời giúp những ai có đam mê nghề BA nhận biết được những điều kiện cần thiết để trở thành một BA chuyên nghiệp.

                                                                             

                                                                                                                                      Jenny Nguyễn (Theo BAC)

Đồng bộ tài khoản