Bất kì một sản phẩm, dịch vụ nào cũng điều có nét đặt trưng và độc đáo. Nhiệm vụ của SEO CopyWriter là tìm thấy nó!
Trích: "Joe Sugarman"
SEO Copywriting là chìa khóa thành công chiến lược SEO tổng thể
Chào tất cả các bạn, chào mừng các bạn đến với Chương đầu tiên trong cuốn Ebook SEO Copywriting. Trong chương này, mình sẽ trao đổi với các bạn về cách làm, cách xây dựng nền tảng cho SEO Copywriting dựa trên chính sản phẩm hay dịch vụ của bạn, am hiểu hình ảnh, mô tả, tính năng… về sản phẩm mà bạn đang làm SEO, am hiểu đối tượng mà ta đã xác định và nhắm mục tiêu.Với nội dung trong chương 1, bạn có thể note lại những tính năng, lợi ích chính của sản phẩm, dịch vụ,… mà bạn đem lại cho khách hàng, hay nói cách khác là những người sẽ quan tâm và mua sản phẩm của bạn. Bây giờ bạn hãy lấy một ví dụ điển hình nào đó, nếu bạn đang bán điện thoại Iphone, bạn muốn copywriting cho nó thì tốt nhất là phải cầm nó trên tay, hoặc đơn giản hơn là một dịch vụ về mua bán, trao đổi.
Tại sao bạn phải am hiểu sản phẩm khi làm SEO?
Câu hỏi này chắc các bạn cần phải xác định lại giữa việc làm seo cho sản phẩm và am hiểu nó là 2 điều hoàn toàn khác nhau.Ví dụ: tôi muốn SEO từ: "SEO" trên google.com.vn, vậy điều trước tiên, tôi phải am hiểu về SEO, rồi sau đó mới làm SEO để ranking từ này lên Google
Và bạn cũng có thể thấy từ "SEO" tôi ở vị trí số 3. Bạn cũng có thể search thử để xem trong top 10 của từ khóa này như thế nào, vì nếu bạn không am hiểu về nó, thật khó để ranking với những từ khóa mà đối thủ là những tay sừng sỏ trong giới internet marketing.Vậy nếu như chúng ta không hiểu gì về sản phẩm mà ta làm SEO, chúng ta có thể SEO nó được không? Câu trả lời là Có. Tuy nhiên bạn không thể nào cạnh tranh với những người am hiểu về những sản phẩm này.
Bạn có thể vào những trang như VnReview, Thế Giới Di Động, Viễn Thông A,… để tồn tại và cạnh tranh nhau họ cần 1 đội ngũ kỹ thuật và đội ngũ copywriter để chuyên dùng những sản phẩm, trải nghiệm và am hiểu về nó.Trong giới Copywriters thì có một người được mệnh danh là huyền thoại của Copywriting, đó là David Olgilvy, Ông đã dành ra 3 tuần để chiến thắng trong một chiến dịch quảng cáo của hãng xe nổi tiếng Roll Royce, bắt đầu bằng sự nghiên cứu tỷ mỉ đến từng chi tiết của chiếc xe, trải qua 3 tuần ông đã tích góp cho mình những ý tưởng để đánh bại những đối thủ khác.Và trong bản thuyết trình của ông, dòng cuối cùng: "Nếu đạt vận tốc 100km/h thì tiếng động lớn nhất bạn có thể nghe chính là tiếng tíc tắc của chiếc đồng hồ". Điều này cho thấy rằng, nếu bạn không trải nghiệm sản phẩm, bạn không thể hình dung chính xác nó như thế nào, và thế mạnh của sản phẩm đó là gì.
Hãy thử nghĩ một công ty chuyên về nước đóng chai và họ phát đi tín hiệu cần làm dịch vụ SEO!Sẽ có rất nhiều công ty, SEOer cạnh tranh với nhau để có được chữ ký của công ty đó, nhưng bạn không thể tiếp cận cách mà mọi người làm, hãy dùng những sản phẩm của họ, và cho họ trải nghiệm, ích lợi mà khiến bạn phải bỏ tiền ra mua nó để thuyết phục chính họ.Nếu như bạn học SEO để về làm cho chính website, công ty hay dịch vụ của mình thì quá tuyệt vời, vì những sản phẩm hay loại hình dịch vụ đó bạn đã nắm quá rõ, ảm hiểu những tính năng của sản phẩm và từ đó bạn không phải mất quá nhiều thời gian nghiên cứu, tìm tòi hay mất chi phí để mua nó về và sử dụng, đây là 1 lời thế trong SEO Copywriting không hề nhỏ, nếu là những ứng viên khác muốn cạnh tranh với sản phẩm mà bạn sản xuất, hoặc nó do bạn tạo ra thì quả thật đây là cuộc chiến không cân sức.
Content is the Queen
Dưới đây mình sẽ trình bày một số cách để bạn có thể nắm rõ về sản phẩm, dịch vụ của mình hơn, một vài khía cạnh mới mẻ để bạn có thể quan sát một cách chu đáo hơn.
Bước 1: Tạo 1 page, 1 tài liệu để mô tả về sản phẩm, dịch vụ của bạn
Đầu tiên, để bắt đầu cho bài viết, tài liệu về sản phẩm, bạn cần đặt cho nó một tiêu đề. Thường nó sẽ có dạng như sau:"Mô tả Sản phẩm / Dịch vụ — Tên Sản Phẩm /Dịch vụ hoặc Brand name." Bạn hoàn toàn có thể đảo ngược lại, nó phụ thuộc vào sản phẩm, dịch vụ của bạn và cả khách hàng của bạn yêu cầu.Bạn hãy chọn cho mình 1 sản phẩm làm seo và vừa đọc vừa xem xét, phân tích vì nếu như bạn đọc lý thuyết suông rất khó nắm được và làm được SEO Copywriting.Oke! bạn đã chọn cho mình sản phẩm hay dịch vụ làm SEO rồi đúng không? Hãy cùng tôi đến với những câu hỏi sau đây:
Câu hỏi 1: Mô tả sản phẩm, dịch vụ đó như thế nào?
Bạn nên viết từ 2 đến 3 dòng, giới thiệu đơn giản về sản phẩm, dịch vụ của bạn, không nên viết quá dài, cái này là mô tả sản phẩm page sản phẩm và mô tả tiêu đề bài viết luôn nhé. Đừng vội liệt kê tính năng, sản phẩm, giá tiền,…
Ví dụ: bạn bán điện thoại Lumia 520! bạn chỉ nên viết 2,3 dòng về những lợi ích mà nó mang lại, những công dụng mà chiếc điện thoại này mang lại, nó sẽ giải quyết vấn đề gì cho khách hàng.
Có 1 cách dễ hơn mà bạn không phải vắt óc suy nghĩ, đó là tạo 1 servey nho nhỏ trên website, 1 popup nào đó để hỏi người dùng, xin ý kiến của họ về sản phẩm và dịch vụ, nếu bạn quan sát Thế Giới Di Động thật kỹ, thị bạn sẽ thấy họ luôn luôn nhận những feedback từ khách hàng và hoàn thiện content cho chính mình.
Câu hỏi 2: Sản phẩm, dịch vụ của bạn độc đáo hay đặc biệt ở điểm nào?
Đặt mục tiêu phải xác định được đâu là đặc trưng, điểm đặt biệt của sản phẩm bạn làm SEO. Những gì mà sản phẩm bạn có mà những sản phẩm khác không có hoặc không bằng?
Ví dụ: Điện thoại của tôi dung hệ điều hành android rất dễ tùy biến mà windows phone không bằng, hoặc Windows phone chạy ít hao pin hơn tất cả những hệ điều hành khác, hệ điều này có dễ sài hơn những hệ điều hành khác không?… rất dê để thấy được tính năng, đặc trưng của 1 sản phẩm.Để làm điều này không phải là dễ, nó đòi hỏi bạn phải phân tích và đánh giá được sản phẩm của mình, cách dễ nhất là bạn so sánh với những chiến điện thoại khác cùng giá, và chọn ra cho mình những điểm khác biệt vậy là xong.
Câu hỏi 3: Lợi ích quan trọng, lớn nhất mà sản phẩm của bạn mang đến cho người dùng là gì?
Ngoài việc biết về sản phẩm, dịch vụ khi làm SEO, bạn cần phải nhìn nó một chút ở khía cạnh là người dùng hay người sử dụng. Hiện nay có rất nhiều bạn làm SEO cho sản phẩm abc nào đó những chỉ dựa vào những cảm nhận, trải nghiệm của mình để viết content mà không quan tâm đến những lợi ích khi một người tiêu dùng quyết định chọn mua sản phẩm. Họ chỉ dừng ở việc mô tả, trình bài tính năng, hình ảnh,… mà thiếu đi điều rất quan trọng này.Hiện nay, một số công ty cũng mắc phải lỗi này, khi họ viết một phần mềm phân tích website, ví dụ như vậy thì họ hay mô tả về phần mềm, rồi dùng làm gì, có chứng năng gì,… dài dòng mà vẫn không thu hút được người dùng.Điểm mấu chốt là bạn nên đưa ra những gì mà phần mềm khác không có, bạn có. Bạn nên đưa ra những lợi ích mà nó mang lại cho người dùng như dễ cài, dễ sử dụng, miễn phí, thao tác ít,… bạn phải nắm được vấn đề của khách hàng. Vậy ta làm điều đó như thế nào.Rất đơn giản, hãy tự hỏi chính bản thân, lý do gì khiến mình tạo ra sản phẩm này, điều này cũng chính là lợi ích mà nó mang lại cho khách hàng của bạn. Bạn tạo ra nó vì bạn muốn quản lý website dễ dàng hơn, bạn muốn nhờ nó mà tối ưu website tốt hơn, nhờ nó mà chúng ta phân tích và đánh giá tổng thể website,… thì từ đó, bạn sẽ hình dung được những lợi ích mà nó mang lại. Tuy nhiên, cũng nên hỏi những người khách hàng, bạn bè để có cái nhìn tổng thể.
Câu hỏi 4: Liệu giảm tác hại có làm tăng tính hiệu quả và lợi ích?
Đây là một câu hỏi rất hay, nó mở ra 1 hướng đi hoàn toàn mới mẻ, thay vì bạn bán một sản phẩm để đem về những lợi ích thì nay bạn đi giải quyết những vấn đề, khó khăn, phiền toái và bất cập dành cho người dùng.Ví dụ, bạn bán kem trị mụn biore, thì dùng kem này sẽ làm da mặt sạch hơn, ít mụn hơn thì rõ ràng nó làm giảm những khó chịu của bạn, và đó cũng chính là những lợi ích mà bạn đang mong đợi.Bạn khó khăn trong việc phân tích On Page website? Khó khăn khi phải chạy web này, nguồn kia để phân tích và đánh giá on page tổng thể cho một website, những service phân tích on page ra đời nhằm thống kê những điều đó lại và show cho bạn thấy những gì bạn đang cần, không phải vất vả đi tìm kiếm và phân tích. Ví dụ: Woorank, SEO Quake, Seo Doctor,…
Câu hỏi 5: Những tính năng bạn đưa vào sản phẩm và những lợi ích mà mỗi tính năng đó cung cấp là gì?
Điều này có lẽ là hơi khó hình dung cho các bạn, lấy ví dụ:Bạn làm về dịch vụ đường truyền internet, dịch vụ của bạn cho phép người dùng upload lên internet thì đó là tính năng, thời gian upload nhanh, không bị rớt thì đó là lợi ích của tính năng đó mà bạn mang đến cho người dùng.Hoặc là trong quá trình bạn xem video trên mang thì đường truyền phải ổn định, không chập chờn thì đó là những lợi ích mà người dùng rất thích khi sử dụng dịch vụ.Để làm điều đó không khó, nhiệm vụ của bạn là liệt kê, ghi lại toàn bộ những tính năng của sản phẩm của mình, sau đó đưa ra những ưu điểm dựa vào những tính năng đó.
Tính năng nổi bật và lợi íchThì đây là hình chụp của Thế Giới Di Động về Nokia Lumia 1020.
Bạn có thể quan sát cách họ vận dụng câu hỏi số 5 này vào content của mình. Tuy không phải bạn phải đưa tất cả những tính năng và kèm theo lợi ích, có thể sẽ có sự dao động, 1 tính năng mang về nhiều lợi ích hoặc 1 tính năng mang về 1 lợi ích nào đó.Và tránh sự mất tự nhiên, bạn nên liệt kê thêm 1 vài lợi ích nhỏ mà không có trong những tính năng của sản phẩm, dịch vụ.
Bước 2: Tạo tài liệu phân tích khách hàng
Bắt đầu với tiêu đề như sau: "Phân tích khách hàng – Tên sản phẩm/ dịch vụ." Ví dụ: "Phân tích khách hàng – Điện thoại nokia lumia 1020"
Điều này rất quan trọng vì nó thuộc về quy trình Content Copywriting, bạn cần nắm rõ và áp dụng vào thực té. Tương tự cho bước thứ 1, tôi vẫn sẻ tiếp cận vấn đề thông qua câu hỏi và phân tích câu hỏi để đưa ra đáp án.
Câu hỏi 1: Hiện tại, ai đang mua sản phẩm của bạn?
Câu hỏi đầu tiên sẽ giúp bạn xác định được những ai mua sản phẩm của bạn. Điều này là khá quan trọng, vì có những trường hợp ta lại không xác định đúng đối tượng mà ta nhắm tới, dẫn tới phải bỏ ra một chi phí quá lớn, chịu sự cạnh tranh cao mà truy cập của bạn không tăng mạnhVí dụ: bạn chọn từ khóa món ăn ngon, nhà hàng của bạn tại HCM, nếu bạn muốn rase từ này lên top bạn phải chịu sự cạnh tranh khắp cả nước, trong khi đó nếu một khách hàng từ Hà Nội click vào nhà hàng của bạn, rõ ràng không thể chuyển đổi khách truy cập thành khách hàng, trong khi đó, chỉ cần bạn dùng kỹ thuật SEO Local và khoanh vùng địa lý HCM, có thể bạn cho bán kín là 100km trở lại, thì rõ ràng bạn không phải chịu sự cạnh tranh quá lớn, điều này khiến công việc của bạn dễ dàng hơn và có nhiều khách hàng hơn.
Tương tự cho việc xác định khách hàng, người mua, loại sản phẩm của bạn là dành cho ai, giới tính, độ tuổi,… bạn cần xác định lại khách hàng mục tiêu. Nếu bạn bán những sản phẩm chỉ dành riêng cho phụ nữ lại đi PR trên những diễn đàn tin học, công nghệ thì đó không phải là hướng đối tượng chính xác.
Câu hỏi 2: Người bán, người viết content cho sản phẩm của bạn là ai?
Câu hỏi đầu tiên sẽ giúp bạn xác định được những ai mua sản phẩm của bạn. Điều này là khá quan trọng, vì có những trường hợp ta lại không xác định đúng đối tượng mà ta nhắm tới, dẫn tới phải bỏ ra một chi phí quá lớn, chịu sự cạnh tranh cao mà truy cập của bạn không tăng mạnhĐây không phải là một vấn đề nhỏ khi bạn áp dụng nó cho những người nhận dự án và giao lại cho một công ty, dịch vụ seo nào đó làm, điều này nó sẽ gây 1 trỡ ngại không hề nhỏ và thường không thành công khi chúng ta tiếp cận với những dự án lớn, vì lúc này người trực tiếp làm việc với dịch vụ đó, sản phẩm đó sẽ không am hiểu bằng bạn, người cảm thấy mình đủ khả năng để làm.Nếu bạn là một chuyên gia về latop, việc viết bài cho những sản phẩm này là quá đơn giản, nếu bạn giao lại cho một dịch vụ seo nào đó để viết bài, giải sử đội ngũ đó không có content copywriter thì quả thật sẽ gặp rất nhiều khó khăn để tạo ra 1 bài viết chuẩn mực và có ích cho người dùng.
Câu hỏi 3: Đối tượng bạn nhắm đến thuộc tầng lớp nào? Điểm đặc trưng của họ là gì?
Chúng ta cần xác định rất rõ ràng đối tượng mà ta cần nhắm đến là ai, họ như thế nào.Ví dụ, bạn muốn bán một sản phẩm cho một bạn sinh viên, thì bạn không thể đánh mạnh và lợi ích, tính năng,… mà phải đánh giá giá rẻ, hoặc bạn muốn SEO một dịch vụ cho tầng lớp thượng lưu, thì với họ, giá cả không phải là vấn đề mà chính là nhựng tính năng, những giá trị làm họ thỏa mãn nhu cầu.Khi tôi tiến hành làm việc với một số bạn copywriters thì hầu như, họ có khái niệm rất mơ hồ về đối tượng mà họ nhắm đến, thường họ chỉ làm sao có bài, seo lên (Nếu bạn là 1 seo excutive hoặc specialist). Bạn cần nhìn nhận lại vấn đề và cách tiếp cận với những khách hàng, bạn cần nghiên cứu nghiêm túc về họ để có thể tính hợp lý luôn đặt lên hàng đầu.
Câu hỏi 4: Điều gì khiến khách hàng yêu thích sản phẩm của bạn?
Khi chúng ta viết một bài viết, chắc chắn rằng chúng ta điều muốn khách hàng cảm thấy thích và yêu nó, chia sẻ cho bạn bè của họ, vậy tự hỏi chính bản thân, lý do gì khiến họ phải làm như vậy?Câu trả lời nếu nó thú vị và họ cảm thấy hay thì người có xu hướng chia sẻ nó cho bạn bè, thường điều này rất hiếm khi xảy ra với nội dung đi sao chép dù họ đọc nó lần đầu tiên.Quay lại câu hỏi chính, vậy ta làm thế nào để nắm bắt được điểm này? Bạn hãy tham gia vào những cộng đồng mà nơi đó tầng lớp người dùng không phải dân trong ngành. Ví dụ diễn đàn teen, diễn đàn sức khỏe, diễn đàn phụ nữ, không nên làm những điều này trên diễn đàn seo, vì nó không mang lại hiệu quả cho bạn.Lập một bảng ý kiến, bình chọn,… để tiếp thu ý kiến của họ, và trên website, tạo 1 servey để lấy ý kiến trực tiếp từ người dùng cho sản phẩm đó, tích hợp bình luận Facebook để họ có thể dễ dàng bình luận, thông qua đó, ta có thể nắm bắt được xu hướng của họ, vì sao họ thích.
Kết luận:Thông qua những câu hỏi và cách phân tích, bạn sẽ biết cách làm thế nào để xây dựng 1 nền tảng vững chắc cho Content Copywriting. Không phải lúc nào mới vào cũng H1 tiêu đề, từ khóa, … mà bạn cần phải có cái nhìn xa và bao quát toàn bộ công việc mà mình đang làm, sản phẩm mà bạn đang làm SEO. Có như thế, bạn mới tạo cho mình một nền móng vững chắc khi làm SEO
Top Khóa Học IT - CNTT
- Facebook Marketing 25
- Google Adwords 27
- Internet Marketing 58
- ITIL/ISO 27000 13
- Lập trình Android 44
- Lập trình di động - Mobile 33
- Lập trình Game 11
- Lập trình IOS 21
- Lập trình PHP & MySQL 77
- Lập trình web 97
- Quản trị CSDL Oracle 58
- Quản trị DataCenter EPI 4
- Quản trị mạng 270
- Chứng chỉ CISCO CCNA 43
- Quản trị mạng Cisco 50
- Quản trị SQL Server 26
- Quản trị Windows Server 42
- SEO 59
- Thiết kế Web 101
- Thiết kế web Joomla 13
- Thiết kế web Wordpress 6
- Bạn Là BA Chuyên Nghiệp ?
- Bạn Là BA Chuyên Nghiệp ?
- Nghề IT Business Analyst (BA) tại Việt Nam
- Học Thiết Kế, học Đồ Họa ở đâu tốt nhất TP HCM & Hà Nội?
- Nên học Oracle ở đâu?
- Học CCNA ở đâu tốt nhất?
- Tổng hợp giáo trình bài giảng Autocad dành cho sinh viên CNTT
- Hướng dẫn học lập trình với các ngôn ngữ phổ biến
- Tổng hợp 7 tài liệu hay về tin học văn phòng
- Giáo trình SEO Copywriting chuyên nghiệp