Ngành Nghề
Một trong những động lực quan trọng nhất thúc đẩy nhân viên, nhân sự làm việc chính là sự quan tâm! Nhân viên đánh giá rằng, người sếp tốt nhất của họ luôn là những người quan tâm và xem họ như những người bạn, chứ không phải xem họ như những người làm thuê, là người trút mọi bực dọc trong công việc.
- » Xem thêm
- Những nhà quản lý trong công ty, doanh nghiệp nên dành nhiều thời gian để tìm hiểu về cuộc sống của nhân viên, kiên nhẫn lắng nghe khi họ chia sẻ về những băn khoăn, khó khăn và hoàn cảnh cuộc sống gia đình họ. Bạn sẽ hình thành mới quan hệ thân thiết với nhân viên và chính vì điều này sẽ thúc đẩy nhân viên hoàn thành nhưng mục tiêu lớn lao. Khi đó, bạn vô tình thu hẹp khoảng cách giữa sếp và nhân viên, khiến môi trường làm việc trở nên thân thiện hơn và họ càng cảm thấy được sếp quan tâm và tôn trọng, họ càng cảm thấy được tin tưởng và có thêm động lực để làm việc.
Tạo động lực thúc đẩy nhân viên:
Khóa học Khuyến khích và tạo động lực làm việc cho nhân viên được thiết kế như một nghệ thuật cẩm nang, với tư duy nâng cao năng lực, tạo động lực là cách thức phổ biến nhất để khắc phục hiện tượng "Nghèo đói công việc: trong Doanh nghiệp và trong chừng mực nào đó tạo ra khả năng cảm nhận một cách không sai lệch về khoảng cách "sáng tạo" trong đội ngũ nhân viên. Khóa học Tạo Động Lực Cho Nhân Viên Làm Việc cũng giúp học viên nắm được những mấu chốt quan trọng để hình thành và phát triển "năng lực tạo động lực làm việc" với vai trò làm một nhà quản lý. Người lãnh dao cần thấu hiểu cội nguồn hình thành nên niềm đam mê làm việc trong môi trường doanh nghiệp. Bạn cần nắm được những nguyên tắc quan trọng trong việc tạo động lực làm việc, hiểu và biết cách vận dụng các công cụ, phương pháp tạo động lực làm việc hiệu quả trong môi trường doanh nghiệp hiện nay.
Nếu bạn muốn tạo đông lực cho nhân viên! Hãy tránh những việc sau đây:
- Gây không khí làm việc căng thẳng trong công ty.
- Đặt ra những đòi hỏi không rõ ràng đối với hoạt động của nhân viên.
- Bạn soạn thảo quá nhiều quy định không cần thiết buộc nhân viên thực hiện.
- Yêu cầu nhân viên phải tham dự những cuộc họp không hiệu quả.
- Làm gia tăng sự đua tranh nội bộ giữa các nhân viên.
- Che giấu thông tin quan trọng liên quan đến công việc của nhân viên.
- Chỉ trích chứ không góp ý xây dựng.
- Nhân nhượng đối với những cá nhân làm việc không hiệu quả, vì thế những nhân viên làm việc hiệu quả cảm thấy bị lợi dụng.
- Đối xử không công bằng với các nhân viên.
- Sử dụng lao động chưa phù hợp với trình độ của nhân viên.
Động viên là chìa khóa tạo động lực cho nhân sự làm việc hiệu quả!
- Nếu nhân viên của bạn phải làm một công việc đơn điệu và nhàm chán, bạn hãy tìm cách bổ sung thêm cho họ một chút hài hước và sự đa dạng.
- Cho phép nhân viên tự do chọn lựa cách thực hiện công việc của họ.
- Khuyến khích việc chịu trách nhiệm cá nhân, đồng thời tạo ra các cơ hội thăng tiến trong công ty, doanh nghiệp.
- Bạn nên đẩy mạnh việc giao lưu và hoạt động đội nhóm.
- Tránh những chỉ trích cá nhân gay gắt.
- Hãy cho phép nhân viên chủ động trong công việc.
- Thiết lập các mục tiêu và nhiệm vụ mang tính thách thức cho tất cả nhân viên.
- Trong môi trường doanh nghiệp, bạn nên xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá phản ánh được sự gia tăng hiệu quả hoạt động.
Tạo động lực cho nhân viên bằng "Niềm Tin"
Thông thường, nhân viên chỉ thực hiện những gì sếp của họ tin tưởng. Để tăng mức độ tin tưởng, bạn hãy thành thật nhìn nhận sai lầm của chính mình, tỏ ra cho nhân viên thấy sự thông cảm của mình đối với họ và phải thấu hiểu những khó khăn của họ để đạt được mục tiêu bạn đặt ra. Thay vì tuyên bố suông, bạn hãy lắng nghe và đề nghị nhân viên tham gia đưa ra quyết định. Đây cũng chính là phương pháp nhằm tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc, khuyến khích sự cố gắng của nhân viên.
- Những nhà quản lý trong công ty, doanh nghiệp nên dành nhiều thời gian để tìm hiểu về cuộc sống của nhân viên, kiên nhẫn lắng nghe khi họ chia sẻ về những băn khoăn, khó khăn và hoàn cảnh cuộc sống gia đình họ. Bạn sẽ hình thành mới quan hệ thân thiết với nhân viên và chính vì điều này sẽ thúc đẩy nhân viên hoàn thành nhưng mục tiêu lớn lao. Khi đó, bạn vô tình thu hẹp khoảng cách giữa sếp và nhân viên, khiến môi trường làm việc trở nên thân thiện hơn và họ càng cảm thấy được sếp quan tâm và tôn trọng, họ càng cảm thấy được tin tưởng và có thêm động lực để làm việc.
Hiển thị 1-8 trên 8 kết quả
Sắp xếp theo
-
Ứng Dụng Trí Khôn Cảm Xúc Vào Quản TrịTrung Tâm Đào Tạo Nhân Sự BCCHồ Chí Minh
-
Hướng Dẫn Nhân Viên Mới Hội NhậpTrung Tâm Đào Tạo Nhân Sự BCCHồ Chí Minh
-
Quản Trị Con Người Trong Tổ ChứcTrung Tâm Đào Tạo Nhân Sự BCCHồ Chí Minh
-
Gắn Kết Chiến Lược Lương Với Chiến Lược Kinh DoanhTrung Tâm Đào Tạo Nhân Sự BCCHồ Chí Minh
-
Xây dựng và đánh giá KPITrung Tâm Đào Tạo Nhân Sự BCCHồ Chí Minh
-
Lập Kế Hoạch Nhân SựTrung Tâm Đào Tạo Nhân Sự BCCHồ Chí Minh
-
Hợp đồng lao động tiền lương, bảo hiểm xã hội, thuếTrường Đào Tạo Doanh Nhân PTIHà Nội
Top Khóa Học Nhân sự - Nhân lực
- 7 kỹ năng tuyệt vời để bắt đầu trở thành CEO
- Học Kế Toán Thuế ở đâu tốt nhất, ở đâu hiệu quả & uy tín?
- Làm thế nào trở thành CEO chuyên nghiệp?
- Tại sao phải nâng cao kỹ năng quản trị tài chính cho CEO?
- Bắt đầu với khóa học CEO để trở thành Giám đốc điều hành chuyên nghiệp
- Khóa học dành cho CEO - Giám đốc điều hành
- Các lớp học dành cho CEO chuyên nghiệp
- Chân dung của một CEO chuyên nghiệp cần những gì?
- Làm thế nào để trở thành CEO chuyên nghiệp
- Học CEO (Giám Đốc Điều Hành) ở đâu tốt nhất?