Ngành Nghề
Sau khi ra trường có thể dễ dàng tìm được một công việc phù hợp, cơ hội thăng tiến cao là mơ ước của rất nhiều người.
- » Xem thêm
- Do đó việc tìm hiểu nhu cầu của xã hội trước khi bắt tay vào học một ngành nào đó là việc cực kỳ quan trọng, điều đó quyết định tương lai của bạn về sau. Một công việc được cho là dễ xin chỉ khi xã hội đang cần, nhu cầu tuyển dụng cao hơn nguồn lao động hiện có trên thị trường. Tuy nhiên điều đó cũng sẽ sớm bảo hòa sau một thời gian không xa, vì có cầu ắt có cung, vì vậy một ngành được cho là “hot” hiện nay cũng không có gì đảm bảo là sẽ ổn định lâu dài. Như vậy ngành nào đang là sự lựa chọn của nhiều bạn bạn trẻ hiện nay?
Kinh tế quản lý là khối ngành có nhiều biến động trong những năm gần đây về nguồn nhân lực, tuy nhiên nhu cầu tuyển dụng của khối ngành vẫn rất cao với đa dạng các đầu việc như: Kế toán, Tài chính, Ngân hàng, Dịch vụ thương mại, Quản trị kinh doanh, Bất động sản...từ các cơ quan nhà nước đến đơn vị kinh tế tư nhân đều có nhu cầu tuyển dụng cao, yêu cầu công việc đa dạng. Vì vậy để chuẩn bị tốt cho tương lai cũng như đón đầu xu hướng việc làm. Bạn có thể định hướng học tập cũng như trau dồi kiến thức khối ngành kinh tế quản lý
Công việc và điều kiện làm việc của khối ngành kinh tế quản lý
Ở các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế (từ Trung ương đến địa phương), chuyên viên kinh tế và quản lý thực hiện một số công việc chủ yếu như
- Hoạch định phát triển kinh tế: Lập, thiết kế và thẩm định các chiến lược phát triển, quy hoạch phát triển, kế hoạch phát triển, chính sách phát triển, dự án phát triển và chương trình phát triển của toàn bộ nền kinh tế, vùng (địa phương) v.v…
- Dự báo phát triển kinh tế: Sử dụng các phương pháp, công cụ hỗ trợ đưa ra các kết quả dự báo về định lượng, định tính, hay xu thế phát triển kinh tế dài hạn, trung hạn, ngắn hạn.
- Phân tích kinh tế: Mô tả, tổng hợp, so sánh đối chiếu tình hình kinh tế, chiến lược và chính sách kinh tế, phương án tổ chức các hoạt động kinh tế và tổ chức đời sống, tổ chức các quan hệ quốc tế trong cả quá khứ và hiện tại, từ đó đưa ra các đánh giá và nhận định xác đáng phục vụ cho việc ra quyết định trong thời kỳ tiếp theo, hoặc kịp thời điều chỉnh một số chính sách hiện hành nếu cần.
- Tổ chức và điều phối các hoạt động kinh tế: Thiết kế mới hoặc hoàn thiện các hệ thống đã có như: hệ thống ra quyết định quản lý, hệ thống thông tin quản lý, chế độ thống kê báo cáo, phương án phối kết hợp giữa các cơ quan tổ chức (liên Bộ, liên ngành, liên vùng) và vận hành hệ thống này hoạt động.
- Kiểm tra, kiểm soát và giám sát hoạt động kinh tế: Sử dụng các luật, công cụ, phương pháp để theo dõi sự vận động của các hoạt động kinh tế cũng như sự vận hành của hệ thống tổ chức kinh tế. Qua đó kịp thời phát hiện những khâu vướng mắc, tìm nguyên nhân và kịp thời có phương án, giải pháp khắc phục.
- Nghiên cứu, tham mưu, cố vấn hay tư vấn về chính sách kinh tế, phương án tổ chức hệ thống kinh tế và hệ thống quản lý kinh tế theo yêu cầu trong phạm vi thẩm quyền cho phép.
Ở các doanh nghiệp, chuyên viên kinh tế và quản lý thực hiện một số công việc chủ yếu như
- Hoạch định phát triển doanh nghiệp: Tiến hành lập, thiết kế và thẩm định các hình thức hoạch định chủ yếu thường dùng trong doanh nghiệp như: chiến lược kinh doanh, dự án kinh doanh, kế hoạch kinh doanh, chương trình kinh doanh của doanh nghiệp.
- Phân tích và dự báo phát triển: Sử dụng các công cụ, phương pháp để phân tích môi trường bên ngoài, bên trong, môi trường cạnh tranh, tìm kiếm cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp và xu thế phát triển trong tương lai của doanh nghiệp.
- Tổ chức kinh doanh và tổ chức quản lý kinh doanh: Thiết kế mới hoặc hoàn thiện hệ thống sản xuất kinh doanh đã có, xây dựng mới hoặc kiện toàn cơ cấu tổ chức quản trị doanh nghiệp, hoàn thiện chế độ làm việc trong doanh nghiệp, xây dựng mối quan hệ phân công và hợp tác trong hệ thống tổ chức, tổ chức hệ thống thông tin một cách khoa học và hiện đại, lựa chọn, sắp xếp và bố trí cán bộ vào các khâu của hệ thống quản lý.
- Điều hành, kiểm soát và giám sát hoạt động kinh tế của doanh nghiệp: Sử dụng các phương pháp, phương tiện, công cụ quản lý để vận hành hệ thống tổ chức kinh doanh đã hình thành trong quá trình thực hiện mục tiêu kinh doanh, nhanh chóng phát hiện những khâu yếu để kịp thời khắc phục.
- Chẩn đoán doanh nghiệp: Sử dụng các công cụ, phương pháp để phân tích, thẩm định thực trạng kinh doanh và tài chính hiện hành của doanh nghiệp, giá trị doanh nghiệp, giá trị tài sản và giá trị thương hiệu của doanh nghiệp, dự kiến sự biến động về giá cổ phiếu của doanh nghiệp trong tương lai.
Các ngành nghề khối kinh tế quản lý
- Ngành Kinh tế gồm có các chuyên ngành: Kinh tế học phát triển, Kinh tế Kế hoạch và Đầu tư, Kinh tế Lao động và Quản lí nguồn nhân lực, Kinh tế nông nghiệp & phát triển nông thôn, Kinh tế bất động sản, Kinh tế thẩm định giá
- Ngành Quản trị kinh doanh gồm có các chuyên ngành: Quản trị kinh doanh tổng hợp, Ngoại thương, Du lịch, Thương mại, Marketing, Kinh doanh quốc tế, Quản trị chất lượng
- Ngành Tài chính-Ngân hàng gồm có các chuyên ngành: Tài chính nhà nước, Kinh doanh Bảo hiểm, Tài chính doanh nghiệp, Ngân hàng, Chứng khoán
- Ngành Kế toán gồm có các chuyên ngành: Kế toán, Kiểm toán
- Ngành Hệ thống thông tin kinh tế gồm có các chuyên ngành: Tin học quản lý, Thống kê, Thống kê kinh doanh, Toán tài chính, Toán kinh tế
- Ngành Kinh tế chính trị gồm chuyên ngành: Kinh tế chính trị
- Ngành Luật kinh tế gồm chuyên ngành: Luật kinh tế...
Phẩm chất và kỹ năng cần thiết khi theo học khối ngành kinh tế - quản lý
- Tư duy kinh tế, nhạy cảm với các vấn đề kinh tế, đầu óc chiến lược.
- Khả năng phân tích, giải quyết vấn để bằng phương pháp tư duy logic.
- Khả năng tổ chức.
- Khả năng diễn đạt
- Thích tìm tòi, nghiên cứu.
Định hướng nghề nghiệp với các khóa học phát triển kinh tế quản lý
Các khóa học trong kinh doanh, Kinh tế và Quản trị có thể được nghiên cứu trực tuyến hay trong một lớp học riêng lẻ hoặc như là một phần của chương trình cấp bằng. Chủ đề phổ biến bao gồm kinh doanh, quản lý tài chính, tài chính ngân hàng, ngân sách, hàng hoá và dịch vụ, đầu tư chứng khoán, giao dịch trực tuyến, đầu tư, và nhiều hơn nữa. Do sự thay đổi nhanh chóng trong các khóa học xã hội chuyên ngành của chúng ta được nhìn thấy trong các vấn đề quốc tế của ngân hàng, thị trường mới nổi, kinh doanh suy thoái, và các phương tiện truyền thông xã hội. Các khóa học trong quản trị kinh doanh, Kinh tế và quản lý cung cấp công cụ để làm việc về kinh tế và thị trường thế giới.Cho dù bạn đang tìm kiếm phát triển chuyên nghiệp hay học các kỹ năng mới, có nhiều khóa học về quản trị kinh doanh, nghiệp vụ Kinh tế và Quản trị tài chính...có thể giúp bạn thực hiện bước tiếp theo tạo sự thành công trong sự nghiệp của bạn.
- Do đó việc tìm hiểu nhu cầu của xã hội trước khi bắt tay vào học một ngành nào đó là việc cực kỳ quan trọng, điều đó quyết định tương lai của bạn về sau. Một công việc được cho là dễ xin chỉ khi xã hội đang cần, nhu cầu tuyển dụng cao hơn nguồn lao động hiện có trên thị trường. Tuy nhiên điều đó cũng sẽ sớm bảo hòa sau một thời gian không xa, vì có cầu ắt có cung, vì vậy một ngành được cho là “hot” hiện nay cũng không có gì đảm bảo là sẽ ổn định lâu dài. Như vậy ngành nào đang là sự lựa chọn của nhiều bạn bạn trẻ hiện nay?
Hiển thị 781-800 trên 1675 kết quả
Sắp xếp theo
-
PP Kết Hợp Sales & Marketing Dành Cho Quản Lý CCSMEI Việt NamHồ Chí Minh
-
Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp, Kỹ Năng Tư VấnSMEI Việt NamHồ Chí Minh
-
Xây Dựng & Quản Lý Đội Ngũ Bán HàngSMEI Việt NamHồ Chí Minh
-
Quản Lý Tồn KhoSMEI Việt NamHồ Chí Minh
-
Kế Toán ThuếTrường Trung Cấp CNTT TM.COMPUTERVũng Tàu
-
Kế Toán Sơ CấpTrường Trung Cấp CNTT TM.COMPUTERVũng Tàu
-
Kế Toán MáyTrường Trung Cấp CNTT TM.COMPUTERVũng Tàu
-
Kế Toán Thực Hành Và Kỹ Năng Kế ToánTrường Trung Cấp CNTT TM.COMPUTERVũng Tàu
-
Kế Toán Sơ CấpTrung Tâm Dạy Nghề Hoàn KiếmHà Nội
-
Chuyên Viên Bán HàngTrung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Và Đào Tạo Ngắn Hạn - CFISHồ Chí Minh
-
Tài Chính Doanh NghiệpTrung Tâm Nghiên Cứu Quản Trị Kinh Doanh - CBASHà Nội
-
Quản Trị Nhân Lực - HRMTrung Tâm Nghiên Cứu Quản Trị Kinh Doanh - CBASHà Nội
-
Xây Dựng Và Phát Triển Thương HiệuTrung Tâm Nghiên Cứu Quản Trị Kinh Doanh - CBASHà Nội
-
Quản Trị Quan Hệ Khách Hàng - CRMTrung Tâm Nghiên Cứu Quản Trị Kinh Doanh - CBASHà Nội
-
Kỹ Năng Bán Hàng Chuyên Nghiệp Và Hiệu QuảTrung Tâm Nghiên Cứu Quản Trị Kinh Doanh - CBASHà Nội
-
Quản Trị MarketingTrung Tâm Nghiên Cứu Quản Trị Kinh Doanh - CBASHà Nội
-
Kế Toán Thực Hành Tổng Hợp Từ A Đến ZTrung Tâm Dạy Nghề Thanh XuânHà Nội
-
Thực Hành Kế ToánTrung Tâm Dạy Nghề Thanh XuânHà Nội
-
Kỹ Năng Dịch Vụ Khách HàngTrung Tâm Nghiên Cứu Và Phát Triển Quản Trị - CEMDHồ Chí Minh
-
Kỹ Năng Bán HàngTrung Tâm Nghiên Cứu Và Phát Triển Quản Trị - CEMDHồ Chí Minh
Top Khóa Học Kinh tế - Quản lý
- Báo cáo thuế 50
- CCO - Giám đốc kinh doanh 34
- CEO - Giám đốc điều hành 74
- CFO - Giám đốc tài chính 27
- Chăm sóc khách hàng 77
- Chuyên viên nhân sự 49
- CIO - Lãnh đạo CNTT 13
- CMO - Giám đốc marketing 15
- CPO - Giám đốc nhân sự 25
- Đầu tư bất động sản 77
- Đầu tư chứng khoán 51
- Kế toán thực hành 129
- Kế toán thuế 130
- Kế toán trưởng 49
- Kiểm toán quốc tế 9
- Kỹ năng bán hàng 152
- Lean Six Sigma 10
- Logistic 46
- Marketing Manager 40
- Phân tích & Đầu tư tài chính 72
- Quản trị nhân lực - HRM 42
- Tài chính cho lãnh đạo 14
- 7 kỹ năng tuyệt vời để bắt đầu trở thành CEO
- Học Kế Toán Thuế ở đâu tốt nhất, ở đâu hiệu quả & uy tín?
- Làm thế nào trở thành CEO chuyên nghiệp?
- Tại sao phải nâng cao kỹ năng quản trị tài chính cho CEO?
- Bắt đầu với khóa học CEO để trở thành Giám đốc điều hành chuyên nghiệp
- Khóa học dành cho CEO - Giám đốc điều hành
- Các lớp học dành cho CEO chuyên nghiệp
- Chân dung của một CEO chuyên nghiệp cần những gì?
- Làm thế nào để trở thành CEO chuyên nghiệp
- Học CEO (Giám Đốc Điều Hành) ở đâu tốt nhất?